Răng khểnh có thể trồng được hay không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Răng khểnh có trồng được không? Và những tác hại có thể có khi trồng răng khểnh mang lại cho chủ nhân? Mong bác sĩ hồi âm sớm cho em. Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn!

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nha khoa, thì xin khẳng định với bạn rằng, mọi loại răng đều có thể trồng được nếu như bạn mong muốn.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có xu hướng mong muốn mình có một chiếc răng khểnh để nụ cười thêm phần duyên dáng, và họ tìm đến dịch vụ trồng răng nanh. Tuy nhiên nếu năng khểnh không được gắn đúng kỹ thuật thì nguy cơ sưng đau, viêm nhiễm răng miệng là điều mà người đi trồng hoàn toàn có thể mắc phải.

Theo quan điểm y học, một hàm răng được coi là khỏe khi các răng mọc đúng trên cung hàm; Một hàm răng đẹp là phải đều đặn, trắng bóng và không có răng khểnh. Mỗi loại răng đều có một chức năng riêng; răng cửa dùng để cắn thức ăn và răng nanh để xé thức ăn. Còn những chiếc răng cửa mọc lệch và răng khểnh sẽ không đảm bảo được các chức năng này. Vì vậy, răng mọc lệch là răng bị bệnh lý,

 Tuy nhiên nhiều người rất thích hình dáng của một khuôn miệng với chiếc răng khểnh duyên dáng, và họ đi trồng răng khểnh để làm đẹp. Theo các bác sỹ nha khoa, nếu việc trồng thêm răng khểnh được thực hiện ở một cơ sở nha khoa tốt với bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chọn vật liệu làm răng sứ tốt, khách hàng có thể yên tâm rằng chiếc răng khểnh mới được “trồng” có khả năng sử dụng như một chiếc răng khểnh tự nhiên

Nhưng vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn mà người trồng buộc phải chấp nhận là để trồng một cái răng khểnh, người ta phải mài 2 chiếc răng hai bên cho nhỏ đi, tạo ra một kẽ hở cho răng khểnh chen vào. Do men răng và ngà răng bị phá hủy (không thể phục hồi), bề mặt răng không còn nguyên vẹn, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy ê buốt. Và khi những chiếc răng không còn lớp bảo vệ sẽ là mục tiêu tấn công của sâu răng.

 Việc trồng răng không đúng kỹ thuật có thể gây ê buốt thời gian dài cho bệnh nhân

 Ngoài ra thức ăn có khả năng bị ứ đọng lại tại các điểm tiếp nối giữa răng khểnh giả và răng thật dẫn đến viêm cổ chân răng, thành nơi chứa thức ăn thừa gây viêm nhiễm, hơi thở hôi. Mặt khác, khi gắn thêm một chiếc răng khểnh, sức nhai của cả hàm răng sẽ giảm, nếu chiếc răng này không được ép kỹ vào lợi còn có nguy cơ bị viêm lợi và dây chằng.

Và quan trọng vấn đề vệ sinh răng miệng có tính quyết định lớn đối với kết quả của việc trồng răng khểnh. Người làm răng cần chải răng đúng theo sự hướng dẫn của nha sĩ, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.

Xem thêm:

>> làm răng nanh giả

>> Giá trồng răng hàm

Răng đau nhức có nên nhổ bỏ không?

Khi bị nhức chân răng, nhiều bệnh nhân đến nha sĩ khám và yêu cầu nhổ răng. Nhưng thực tế răng không đau mà do dây thần kinh bị chèn ép, đến khi phát hiện nguyên nhân thì hàm răng đã bị nhổ gần hết.

Thường chính bệnh nhân yêu cầu cơ sở nha khoa nhổ răng, có một số cơ sở nha khoa tư nhân, đặc biệt ở tuyến huyện và nông thôn, đã thực hiện dịch vụ nhổ răng theo yêu cầu người bệnh, đó là sai lầm của cả hai phía

Căn bệnh này do động mạch chèn vào dây thần kinh số 5 gây ra những xung động ở vùng giáp cầu tủy não, gây đau đầu, đau nhức răng cho người bệnh.

Thông thường khi đau dây 5 ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc, chỉ khi bệnh nhân kháng thuốc, điều trị không đáp ứng, uống thuốc bị tác dụng phụ nhiều mới cần phẫu thuật.

Trường hợp này bác sĩ sẽ thực hiện vi phẫu giải áp dây 5 cho người bệnh bằng cách tách mạch máu ra khỏi dây 5 và đặt miếng lót vào giữa. Thường nếu đúng do nguyên nhân này thì mổ xong bệnh nhân sẽ hết đau liền…

Xem them: Nhức răng phải làm gì

Đính đá lên răng có nguy cơ hại răng rất cao??

Câu hỏi: Chào bác sĩ Nha khoa Hoàn Mỹ, em nghe nói đính đá lên răng có nguy cơ hại răng rất cao? Điều này có đúng sự thật không? Đính đá lên răng có hại không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

>> đính đá ở răng bao nhiêu tiền

>> đính đá vào răng có hại không

>> đính kim cương vào răng

Trả lời:

Chào bạn!

Đính đá lên răng đã và đang là một dịch vụ cực hot trong lĩnh vực nha khoa. Thu hút nhiều giới trẻ thực hiện dịch vụ này bởi sự “lộng lẫy” của răng khi được gắn đá lên.

Đính đá lên răng có hại hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện công nghệ cũng như tay nghề của nha sĩ thực hiện. Nguy cơ hỏng răng xẩy ra khi tay nghề, công nghệ của nha khoa đó chưa tốt, và chưa theo 1 quy trình chuẩn để đính đá lên răng.

Được biết trên thị trường hiện nay có những loại đá, kim cương nhân tạo "rởm" được làm từ nhựa nên khi đính vào răng đá dễ bị sứt, không sáng, dễ bong.

Trong nha khoa, kỹ thuật gắn đá vào răng được đánh giá là khá dễ dàng và thường chỉ kéo dài trong vòng 15 – 20 phút. Theo đó, đầu tiên bác sỹ sẽ xem xét kích cỡ của viên đá, gây tê rồi khoan một lỗ trên bề mặt răng sao cho vừa kích cỡ của viên kim cương; sau đó, chiếu đèn halogen và dùng loại keo đặc biệt của nha khoa để gắn hạt kim cương lên, giữ chặt trong vài phút. Ngoài cách gắn trực tiếp lên răng, một số người muốn bọc răng sứ rồi mới gắn kim cương lên, nhằm tránh tạo ra "vết sẹo" cho răng thật hoặc dùng phương pháp bọc composite hoặc sứ ra ngoài để tránh sâu răng. Kỹ thuật đính đá vào răng không quá phức tạp tuy nhiên khi thực hiện lại phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của khách hàng.

Ban đầu, thường chỉ có các phòng khám nha khoa xuất hiện dịch vụ này, đến khi những viên đá trở thành "cơn sốt", nhu cầu ngày một tăng thì cũng là lúc gắn đá vào răng được quảng cáo ở khắp nơi, nhiều thẩm mỹ viện cũng mở ra dịch vụ này để đón đầu trào lưu. Thế nhưng chất lượng của những dịch vụ ở các cơ sở này đảm bảo đến đâu thì vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.

Theo các bác sỹ tại Nha khoa Hoàn Mỹ, nếu khách hàng sử dụng đá trong nha khoa có đáy phẳng thì hoàn toàn không gây hại gì cho răng. Một số loại đá được rao bán trên thị trường không kết hợp tốt với thuốc gắn bằng loại chuyên dụng trong nha khoa nên thường dễ sứt hơn đá dùng trong nha khoa.

Do đó, tốt nhất nên chọn loại đá nha khoa để tránh làm ảnh hưởng tới mô răng và kết hợp tốt với thuốc gắn. Trường hợp khách hàng dùng các loại đá bán trên thị trường có đáy nhọn thì khi đá bị bong, rơi, khách hàng nên trám thẩm mỹ cho răng để bịt kín lỗ này lại vì vị trí này dễ đọng thức ăn và gây sâu răng. Độ bền của đá gắn trên răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí gắn, loại đá gắn, cách chăm sóc răng miệng tại nhà và thói quen ăn uống… Nếu chú trọng những điều này, khách hàng sẽ làm tăng tuổi thọ của viên đá gắn trên răng.

Một số bác sỹ nha khoa khác thì cho biết việc gắn đá vào răng có tác động nhất định đến bộ nhai. Nếu kỹ thuật khoan không đảm bảo sẽ khiến răng có thể bị ê buốt đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu thực hiện gắn đá vào răng ở những cơ sở không đảm bảo thì rất dễ dẫn đến tình trạng đá ở răng nhanh chóng bị rơi, bong.

Gắn đá vào răng cũng khiến cho việc ăn uống trở nên không thoải mái vì sợ thức ăn giắt vào xung quanh đá, sợ rơi đá… dẫn đến không ngon miệng, tiêu hóa kém. Để đảm bảo đá đính trên răng được sáng, bền, không rơi rụng, người gắn đá lên răng phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiêng những món ăn quá cứng như xương, kiêng uống cà phê, các loại rượu màu; khi đánh răng, phải thận trọng không để va chạm mạnh.

Trồng răng tại Nha khoa Hoàn Mỹ không bị đau?

Câu hỏi: Chào bác sĩ Nha khoa Hoàn Mỹ! Sắp tới em dự định đi trồng răng bằng sứ, tuy nhiên em có một chút vấn đề hơi lo lắng một chút, đó là vấn đề “trồng răng có đau không”. Mong bác sĩ tư vấn cho em ạ!

Trả lời:

Chào bạn!

Trước tiên chúng ta nên tìm hiều qua về trồng răng sứ để nắm sơ bộ về phương pháp này.

Trồng răng sứ là gì? Là bác sĩ sẽ mài một lớp men của răng thật để bọc một mão răng sứ ra bên ngoài. Không ít bệnh nhân suy nghĩ, thường làm răng sứ sẽ đau và chảy máu. Nhưng với công nghệ hiện đại của nghành nha khoa thì điều đó đã khắc phục được 90%. Còn lại 10% phụ thuộc vào tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ.

Trong quá trình mài răng bác sĩ sẽ chích thuốc tê dưới nướu vùng cần điều trị. Trước khi chích thuốc tê bạn sẽ được bôi tê trước khi chích nên bạn không hề có cảm giác đau hay ê buốt trong quá trình làm. Sau khi mài răng xong bạn sẽ có răng tạm mang nhằm chống ê buốt khi hết thuốc tê và thuận lợi cho việc ăn nhai giao tiếp. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn.

Hiện Nha khoa Hoàn Mỹ chúng tôi sử dụng máy mài tự động không giống kiểu mài thủ công như trước giảm lực ma sát và giảm thiểu thời gian cho bệnh nhân. Nếu được bác sĩ có tay nghề cao điều trị thì bạn sẽ cảm thấy êm ái hơn nhiều, không đau đớn hay cảm giác ê buốt. Chú ý điều này chỉ xảy ra khi bạn đến các trung tâm nha khoa uy tín cùng với kỹ thuật trang thiết bị hiện đại.

Để cho ra những răng sứ thẩm mỹ, nha khoa đã có nhiều cải tiến tích cực về phương pháp kỹ thuật, thiết bị lẫn trình độ chuyên môn của đội ngũ nha sĩ, tất cả không nằm ngoài mục đích mang đến nụ cười sáng chắc mà còn tránh đi tình trạng lo ngại “trồng răng sứ có đau không ?” của phần lớn khách hàng hiện nay.

Xem thêm:

>> giá trồng răng sứ vĩnh viễn

>> các loại trồng răng